Triết học

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Triết học by Mind Map: Triết học

1. SOCRATES (469-399TCN)

1.1. Do Socrates là học trò của các nhà nguỵ biện, nên giống với quan điểm của một số nhà nguỵ biện coi đối tượng nghiên cứu của triết học là con người. Đề cập rất ít đến thế giới tự nhiên (theo ông: Hình học (thuộc tự nhiên) chỉ cần thiết với con người trong chừng mực làm cho con người biết đo đạc ruộng đất mà họ đang sử dụng, hay đem bán)

1.1.1. ông khác các Nhà nguỵ biện coi: ý kiến chủ quan của mỗi người là tiêu chuẩn của chân lý

1.1.2. Ông cho rằng chân lý chỉ có một - là cơ sở khách quan chung của tri thức mà ai cũng phải thừa nhận (như vậy "cái chung" (ngôn ngữ chung, tiếng nói chung) được đưa ra thì mới có thể tranh luận.

1.1.2.1. Đối lập với các nhà hoài nghi luận, Socrates khẳng định sự tồn tại của chân lý

1.2. Luận điểm nổi tiếng: "Con người, hãy nhận thức chính mình".

1.3. Nêu cao tinh thần tự ý thức về bản thân, thông qua luận điểm: "Tôi chỉ nghe tiếng nói vọng ra từ chính bản thân mình"

1.4. FUN FACTS

1.4.1. Triết gia không có tác phẩm nào, vì quan điểm: chỉ có văn nói mới sống động, còn những gì viết ra đã bị khô cứng, mất hết sinh động rồi (theo textbook); còn theo cô giáo thì xuất phát từ quan điểm: Không có gì là tuyệt đối (tôi là người uyên bác nhất Athens vì tôi biết rằng tôi không biết gì cả.)

1.4.2. Ban đầu là học trò của các nhà nguỵ biện, sau quay sang phê phán họ.

1.4.3. Bị toà án Athen kết tội tử hình vì không tôn trọng các vị thần linh họ bảo hộ. Ông bị xử bằng uống độc dược, trước khi chết ông còn dặn học trò của mình "Crito, chúng ta nợ một con gà trống với Asclepius. Làm ơn đừng quên trả món nợ đó" =))

1.4.4. Học trò nổi tiếng: Plato

1.4.5. Ông khá xấu zai =))

1.5. Là 1 bước tiến vượt bậc trong sự phát triển của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại, vì trước đó triết học chủ yếu bàn về vấn đề khởi nguyên của thế giới, nhận thức luận.

1.6. CON NGƯỜI

1.6.1. Con người là một tiểu vũ trụ phản ánh lại đại vũ trụ. Bản chất của con người là cái thuộc về tâm hồn của họ.

1.6.1.1. Quan điểm này là quan điểm chung của các triết gia cổ đại

1.6.1.2. Khác với Mac: Bản chất con người là tổng hòa mối quan hệ trong môi trường xã hội- môi trường xã hội nô dịch con người

1.6.2. Ông dường như tìm được tầng lớp khác nhau trong ý thức con người

1.6.2.1. chủ quan (đã có sẵn ở trường phái nguỵ biện)

1.6.2.2. khách quan (bổ sung thêm)

1.6.2.2.1. Ông tìm cách chứng minh chính nội dung khách quan này là cơ bản trong ý thức. Phần này của ý thức được coi là LÝ TÍNH.

1.6.2.2.2. Dấu hiệu đặc trưng của CON NGƯỜI: khả năng LÝ TÍNH. Qua đó nhận thức được dục vọng của bản thân, kiềm chế nó và đạt đến tự do.

1.7. ĐẠO ĐỨC HỌC

1.7.1. Mục tiêu: Nghiên cứu con người và mối quan hệ giữa con người - con người

1.7.2. Trong con người có: Thiện, Ác, Hạnh phúc, Đức hạnh. Hạnh phúc chính là điều thiện, đức hạnh chính là tri thức ( tri thức về con người). Thiện = hiểu biết - ác = thiếu hiểu biết

1.7.2.1. Quan điểm: không có cái ác tự thân, cái ác chỉ do thiếu hiểu biết, mình làm điều ác mà không biết nó là ác

1.7.2.2. Khác với Aristot- biết mới chỉ là điều kiện cần của cái thiện: biết về nó và làm theo nó lặp đi lặp lại cho đến khi hình thành thói quen

1.7.3. Phương pháp (Phép biện chứng của Socrates)

1.7.3.1. Nền tảng: 1. Tự ý thức về con người và về chính mình. 2. Tuân theo (Luận điểm: Tôi biết rằng tôi không biết gì cả)

1.7.3.2. Cách thức của phương pháp là HỎI ĐÁP: giúp con người khám phá bản chất của sự việc (hiện tượng đạo đức), gọi tên (xây dựng được khái niệm) về đạo đức. Hướng con người tới TRI THỨC KHÁI NIỆM

1.7.3.2.1. là bước tiến vượt bậc so với các nhà triết học trước kia thường sử dụng các khái niệm 1 cách tự phát.

1.7.3.2.2. ví dụ ông coi: người nào dù có nói về cái thiện hay đến đâu đi nữa, nhưng không định nghĩa được cái thiện là gì thì tức là chẳng biết gì về thiện cả.

1.7.3.2.3. Coi Khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó ở mức độ KHÁI NIỆM

1.7.3.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.7.3.3.1. 1. MỈA MAI: dùng biện pháp tự biện để người hùng biện tự sa đà vào chính phản biện của bản thân mình

1.7.3.3.2. 2. BÀ ĐỠ: Dùng các câu hỏi có tính chất dẫn dắt, định hướng để giúp cho người đối thoại tìm đến chân lí.

1.7.3.3.3. 3. QUY NẠP: đi từ những quan niệm riêng lẻ hướng tới một cách hiểu chung của vấn đề.

1.7.3.3.4. 4. XÁC ĐỊNH: là chỉ ra hành vi đạo đức thuộc loại nào, có quan hệ và phụ thuộc vào nhau ntn. --> Lấy phương pháp hỏi đáp để vạch ra mâu thuẫn. Cống hiến của ông chính là đưa ra phương pháp để tìm ra chân lý.

1.7.4. Cái chết của Socrates được lý giải

1.7.4.1. Theo textbook: Do ông coi triết lý là sự dần dần từ biệt cuộc sống trần gian và giải thoát linh hồn bất diệt khỏi thể xác, nên ông không từ chối cái chết.

1.7.4.2. Theo cô giáo giảng trên lớp: Ông có thể rời khỏi Athen để tránh tội, tuy nhiên ông coi mình là công dân của Athen vì vậy phải tuân thủ quy định cũng như phán quyết của toà án Athen --> Đây chính là ĐẠO ĐỨC của Socrates

1.8. QUESTIONS (dự kiến)

1.8.1. Bạn hãy nêu Thế giới quan triết học của Socrates? Ông có đóng góp nào quan trọng trong lịch sử triết học?

1.9. Nguồn

1.9.1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Sokrates

1.9.2. Textbook: Lịch sử triết học (Nguyễn Hữu Vui)

1.9.3. Bài giảng và ghi chép của Thuý Phớt =))

2. DEMOCRITES (460-370TCN)

2.1. HOÀN CẢNH: xuất thân trong gia đình giàu có, được đi nhiều nơi, tiếp thu nhiều kiến thức triết học, khoa học phương Đông cổ đại.

2.1.1. Là học trò của Lơ xíp, tiếp thu học thuyết nguyên tử của thầy và phát triển lên trình độ cao hơn.

2.1.2. Am hiểu nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, tâm lý học, toán học, sinh vật học, mỹ học, ngôn ngữ, kỹ thuật,... ông đã viết 70 tác phẩm về các lĩnh vực nói trên

2.2. Về bản thể luận: Tiếp thu học thuyết nguyên tử của Lơ xíp, Democrites khẳng định bản nguyên của thế giới chính là nguyên tử. Nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ không nhìn thấy, không phân chia được, không khác nhau về chất, không mùi vị, âm thanh, màu sắc và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử không nóng lên, không lạnh đi, không bị khô, không ẩm ướt, không đen, không trắng chỉ khác nhau về hình thức, trật tự kết hợp về tư thế --> Sự đa dạng của sự vật do hình thức, trật tự kết hợp và tư thế.

2.2.1. Sự vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, vận động là cái vốn có của nguyên tử. Nguyên tử vận động trong chân không. Sự xuất hiện và mất đi của vận động chính là kết quả của sự phân tán các nguyên tử trong chân không.

2.2.2. Các nguyên tử xô đẩy nhau tạo thành cơn lốc nguyên tử có tốc độ rất lớn. Nguyên tử nào lớn thì vào trung tâm là mặt đất, nguyên tử xung quanh là bầu trời còn lại là các tinh tú. Nguyên tử vận động trong chân không. Sự xuất hiện và mất đi của vận động chính là kết quả của sự phân tán các nguyên tử trong chân không

2.2.2.1. Khác Epiquia: Nguyên tử vô hạn về số lượng, nhưng chúng không giống nhau về hình thức, khối lượng, trọng lượng. Vận động của nguyên thử theo chiều thẳng đứng như những hạt mưa rơi từ trên xuống đất. Sự vận động theo đường thẳng đứng kết hợp với vận động chệch khỏi đường thẳng tạo va chạm khiến cho các nguyên tử tách rời hay quện vào nhau tạo ra sự vật. Sự vật khác nhau do sự kết quện của các nguyên tử theo hình thức, trọng lượng và khối lượng khác nhau.

2.3. Quan điểm về mối quan hệ giữa tính tất yếu và nhân quả: Mọi sự vật hiện tượng diễn ra đều có tính tất yếu và nhân quả. Không có sự tồn tại khách quan của cái ngẫu nhiên. Con người chỉ dựa vào ngẫu nhiên sẽ sinh ra lười biếng.

2.4. Quan niệm về con người: là 1 bộ phận chung của tự nhiên, có chung nguồn gốc của vạn vật tự nhiên và cùng với sự vật, con người cũng được tạo thành từ nguyên tử. Nguyên tử hình thành con người sạch sẽ hơn và linh động.

2.4.1. Linh hồn hình thành nên con người có dạng hình cầu, trơn trượt, nhỏ bé, chuyển động nhanh gọn, va chạm tạo nên suy nghĩ. Linh hồn không bất tử, không tồn tại như 1 thực thể.

2.5. Về dân chủ: Democrites chỉ đề cập đến dân chủa của chủ nô - những công dân tự do. Còn nô lệ thì phải tuân theo người chủ. Ông đấu tranh chống lại giới chủ nô quý tộc, bảo vệ dân chủ cho chủ nô.

3. Plato

4. ARISTOTLES (384-322TCN)

4.1. Thuộc thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại, thời kỳ triết học Athens - triết học bàn về con người xã hội, gắn liền với đạo đức học. Vài nét nổi bật về cá nhân và quan điểm triết học

4.1.1. Tác phẩm mang dáng vóc hiện tại (văn xuôi): Đạo đức học Nicomac, Chính trị học

4.1.2. Đối tượng triết học: Metaphysics (meta là tồn tại nói chung, physics là vật thể)

4.1.3. Aristotles là thầy của Alexandre, ông được xem là bộ óc bách khoa nhất trong Hy Lạp. Là người lập ra trường phái triết học tiêu giao là nơi vừa đào tạo, giáo dục, nghuên cứu và là diễn ra tranh luận, thảo luận, vừa là nơi tổ chức các cuộ tiêu giao để đàm luận về triết học

4.2. Phê phán học thuyết của Plato: Aristotles phê phán triết học duy tâm khách quan của Plato khi chỉ ra mâu thuẫn logics ngay trong ý niệm của Plato tách biệt với sự vật cảm biến nhưng đồng thời lại khẳng định các sự vật là cái bóng, bản sao của ý niệm. Tức là thừa nhận sự vật và khái niệm có điểm tương đồng.

4.3. Triết học về giáo dục: Phải có khả năng suy luận thì mới có hạnh phúc (con người khác với các loài khác là do có tư duy); Khả năng suy luận phát triển thông qua giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội; giáo dục công dân là trách nhiệm của nhà nước.

4.4. Triết học đạo đức

4.4.1. Mục đích của cuộc sống: hạnh phúc. Để đạt được hạnh phúc, con người cần có:

4.4.1.1. 1. Đức hạnh: đức hạnh trí tuệ, và đức hạnh luân lý, con người cần có khả năng suy luận trưởng thành; đạt được thông qua giáo dục. Khác với Socrates, có tri thức chưa phải là có đức hạnh, tri thức chỉ là điều kiện cần, con người cần thực hành để có thói quen tốt.

4.4.1.2. 2.