Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Ấn Độ by Mind Map: Ấn Độ

1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau Tk XIX

1.1. Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

1.1.1. Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.

1.1.2. Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

1.2. Chính sách cai trị

1.2.1. Về kinh tế

1.2.1.1. Mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

1.2.1.2. Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận

1.2.2. Về chính trị-xã hội

1.2.2.1. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

1.2.2.2. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

1.2.2.3. Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị

1.2.3. Về văn hóa - giáo dục

1.2.3.1. Thi hành chính sách giáo dục ngu dân

1.2.3.2. Khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

2. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)

2.1. Đảng Quốc đại

2.1.1. Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng

2.1.2. Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.

2.1.3. Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ

2.1.4. Đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên

2.1.5. Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu)

2.2. Phong trào dân tộc.

2.2.1. Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù

2.2.2. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày, xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh

2.2.3. Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.

3. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)

3.1. Nguyên nhân

3.1.1. Do tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

3.1.2. Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm nên bất mãn nổi dậy đấu tranh

3.2. Diễn biến

3.2.1. Sáng ngày 10/05/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh

3.2.2. Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh

3.2.3. Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn

3.2.4. Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ

3.2.5. Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man=>Thất bại

3.3. Ý nghĩa

3.3.1. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

3.3.2. Y thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ