1. HẠN CHÓT NỘP BẢI 29/09/2017
2. Nhóm 4 : điểm báo cáo 8 đ , (29/9/2017) nhóm 4 người , chỉ có vắng 3
2.1. Quy trình vận hành hệ thồng ĐHKK VRV III
2.1.1. Nguyên lý hoạt động
2.1.1.1. Các thiết bị điều hòa không khí ở đây đều là loại làm lạnh trực tiếp và giải nhiệt bằng không khí. Mỗi tổ outdoor unit ( dàn nóng) kết nối với nhiều indoor unit ( Dàn lạnh).
2.1.1.2. Hệ thống điều hoà VRV hay máy lạnh trung tâm vrv của hãng DAIKIN có thể điều chỉnh năng xuất lạnh theo kiểu điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh qua máy nén với tên viết tắt là VRV ( Variable Refrigerant Volume).
2.1.1.3. Khi máy điều hòa ở chế độ làm lạnh, môi chất lạnh ở thể hơi đựợc máy nén hút về và nén lên cao áp , chuyển tới dàn ngưng tụ ở outdoor unit. Tại đây môi chất lạnh được ngưng tụ thành thể lỏng. Sau đó môi chất lạnh tiếp tục đuợc đẩy tới các van tiết l-u điện từ của các indoor unit, tại đó được hoá lỏng và đi vào dàn trao đổi nhiệt của indoor unit. Tại đây môi chất lạnh trao đổi nhiệt với không khí trong phòng điều hòa và bay hơi, sau đó đi về bình tách lỏng và máy nén. Chu trình mới lại tiếp tục.
2.1.1.4. Khi máy điều hòa ở chế độ sưởi, môi chất lạnh ở thể hơi được máy nén nén lên và đi vào các dàn trao đổi nhiệt ở các indoor unit ( do tác động của van đảo chiều). Tại đây môi chất lạnh trao đổi nhiệt với không khí trong phòng điều hòa và ngưng tụ thành thể lỏng, tiếp tục đuợc đẩy tới các van tiết l-u điện từ của các outdoor unit, khi môi chất lạnh đi qua van tiết lưu nó trở thành thể lỏng – hơi, nó tiếp tục đi vào dàn trao đổi nhiệt của outdoor unit. Tại đây môi chất lạnh trao đổi nhiệt với không khí ngoài trời và bay hơi, đi về bình tách lỏng và về máy nén. Chu trình mới lại tiếp tục.
2.1.1.5. Không khí trong các khu vực cần điều hòa được làm lạnh(chế độ lạnh), làm nóng (khi sưởi) qua trao đổi nhiệt với môi chất lạnh indoor unit thông qua dàn trao đổi nhiệt.
2.1.1.6. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tải nhiệt trong các phòng và chế độ đặt trên máy điều hoà các bộ vi xử lý trong các indoor unit điều khiển độ mở của van tiết lưu.
2.1.1.7. Hệ thống thông gió thu hồi nhiệt gồm có hệ đường ống gió nối với thiết bị thông gió tái thu hồi nhiệt (VAM). Thiết bị này có nhiệm vụ chủ yếu là cấp không khí tươi vào trong phòng điều hoà và thải không khí trong phòng ra ngoài. Quá trình này, không khí tươi hút vào và không khí trong phòng thải ra được trao đổi nhiệt với nhau taị VAM để nhằm giảm bớt tổn thất nhiệt.
2.1.1.8. May lanh trung tam VRV III Daikin.MP4
2.1.2. Trình tự vận hành
2.1.2.1. Trình tự khởi động
2.1.2.1.1. Đặt các chế độ nhiệt độ, tốc độ gió.... Trên bảng điều khiển - ấn nút ON/OFF trên bộ điều khiển khi thấy đèn đỏ sáng là Indoor unit đã được khởi động. Sau khoảng vài phút sau các bộ vi xử lý sẽ lệnh cho Outdoor unit khởi động.
2.1.2.2. Trình tự ngừng máy
2.1.2.2.1. ấn nút ON/OFF trên bộ điều khiển khi thấy có đèn đỏ tắt là Indoor unit đã được tắt. - Khi tắt hết indoor unit trong một tổ hợp thì outdoor unit của hệ thống đó tự động tắt
2.1.2.2.2. Chú ý
2.1.3. Các điều cần chú ý khác
2.1.3.1. Cần có cán bộ kỹ thuật lạnh - điều hòa không khí chuyên trách có chứng chỉ chuyên môn vận hành hệ thống điều hòa không khí VRV .
2.1.3.2. Đảm bảo quy trình bảo trì hệ thống máy lạnh vrv định kỳ và có lưu lại bằng văn bản và xác nhận của các cán bộ có thẩm quyền
2.1.3.3. Thường xuyên kiểm tra điện áp nguồn, độ lệch pha, nếu ngoài giới hạn cho phép, không được vận hành máy ĐHKK.
2.1.3.4. Thường xuyên làm vệ sinh công nghiệp hệ thống ĐHKK
2.1.3.5. Cắt toàn bộ điện khi bảo dưõng, sửa chữa ..., đảm bảo an toàn điện.
2.1.3.6. Nếu thiết bị tự động dừng hoặc có sự cố, tìm nguyên nhân để tự xử lý. Nếu không được thì yêu cầu cán bộ kỹ thuật đến xem xét và tìm biện pháp xử lý
2.1.3.7. Đọc kỹ catalogue hướng dẫn của bản hãng gửi kèm theo thiết bị.
2.1.3.8. Thực hiện đầy dủ các chế độ vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống.
3. NHÓM 5 : điểm báo cáo 8 điểm , 29/09/2017 ( sáng vắng , chiều đủ )
3.1. Hệ Thống Kho Lạnh
3.1.1. 1. Công tác chuẩn bị trước khi vận hành
3.1.1.1. - Xem nhật ký vận hành người khác bàn giao lại, chú ý những vấn đề bất thường và những ghi chú từ ca trực nếu có. - Quan sát phòng máy phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ các thiết bị có đủ điều kiện đưa vào hoạt động hay không, đặc biệt lưu ý các vấn đề an toàn. - Kiểm tra các vấn đề liên quan đến điện, nước, gas, dầu. - Kiểm tra các tình trang đóng mở của các van trong hệ thống.
3.1.2. 2. Khởi động máy và trông coi hệ thống trong quá trình vận hành điều hòa và Lắp điều hòa di chuyển điều hòa
3.1.2.1. - Thứ tự khởi động các thiết bị trong hệ thống ( tùy theo từng hệ thống cụ thể ). - Các thông số cần chú ý trong quá trình khởi động, bao gồm dòng điện, áp suất gas, áp suất nước giải nhiệt, nhiệt độ dầu máy, tình trang bám tuyết, nóng lạnh và âm thanh của động cơ (kết hợp nghe nhìn sờ ngửi). - Sau khi khởi động xong, hệ thống đã hoạt động ổn định, người vận hành phải kiểm tra các vấn đề cấp dịch, tình trạng hoạt động của các thiết bị ngưng tụ, bay hơi. - Kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn máy nén. - Định kỳ ghi chép các thông số vào nhật ký vận hành theo quy định. - Mỗi hệ thống có đặc thù riêng nên các thông số tối ưu cho vận hành cũng khác nhau. Tuy nhiên có một số thông số có những giới hạn của nó trong mọi trường hợp. các thông số này bao gồm: · Điện áp nguồn nằm trong giới hạn từ 0,9 Udm đến 1,05 U dm. · Dòng điện thực tế phải nhỏ hơn dòng định mức của động cơ. · Áp suất đầu đẩy không vượt quá 14 at với gas R12, 18 at với gas NH3, 20 at với gas R502 và gas R22. · Độ quá nhiệt đường hút phải nằm trong khỏang 1 - 2,5 at đối với máy nén pitton và 1,5 – 3 at đối với máy nén trục vít. · Nghe tiếng động của các máy không có gì bất thường. Nếu có âm thanh lạ cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. Nếu có tiếng gõ lớn cần phải dừng máy ngay. - Các vấn đề thường gặp trong vận hành : hiện tượng lọt ẩm, hiện tượng phù nền do đóng băng, hiện tượng lọt không khí
3.1.2.2. kho lanh | mô phỏng quá trình hoạt động của kho lạnh | kho lạnh NPT 04 35501314
3.1.2.3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Hệ Thống Kho Lạnh Bảo Quản Nông Sản,Kho Lạnh Bảo Quản Thực Phẩm...
3.1.3. 3. Ngừng máy và kiểm tra lại hệ thống, bàn giao ca trực. có hai trường hợp dừng máy là dừng bình thường và dừng khẩn cấp
3.1.3.1. Dừng bình thường.
3.1.3.1.1. - Thứ tự ngừng các thiết bị trong hệ thống (tùy theo từng hệ thống cụ thể). - Các thông số cần chú ý trong quá trình ngừng, bao gồm áp suất gas, nhiệt độ dầu máy, tình trạng bám tuyết, nóng lạnh và nhiệt độ các động cơ (kết hợp nghe, nhìn, sờ, ngửi). - Sau khi khởi động xong tiến hành ghi vào sổ giao ca, trong ca trực có những vấn đề gì bất thường phải gi đầy đủ, chính xác, rõ ràng và trung thực trong sổ vận hành.
3.1.3.2. Dừng khẩn cấp.
3.1.3.2.1. - Khi hệ thống xảy ra sự cố có phải ngừng ngay thì người vận hành phải bấm nút ngừng khẩn cấp (emergency button), tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục hoặc báo cho người quản lý. Tất cả mọi sự cố đều được đòi hỏi phải ghi lại một cách đầy đủ chi tiết, chính xác, rõ ràng, kịp thời ghi vào sổ vận hành.
4. Nội dung trình bày quy trình vận hành của một hệ thống nhiệt lạnh thông qua sơ đồ tư duy mindmap
5. NHÓM 6 : trinh bày 03/10/2017 8 đ, Thái , hùng , vắng 2
5.1. LÒ SẤY GỖ
5.1.1. Chuẩn bị lò sấy
5.1.1.1. Kiểm tra thiết bị
5.1.1.1.1. + Quạt gió + Hệ thống gia nhiệt + Hệ thống điều tiết ẩm + Hệ thống điện điều khiển quạt gió + Bằng cách vận hành đóng mở ,chạy thử
5.1.2. Kỹ thuật xếp gỗ
5.1.2.1. Xếp từng khôi & có thanh kê trên balet
5.1.2.2. Thanh kê gỗ có tiết diện 30x30 mm
5.1.2.3. Chiều dài thanh kê bằng chiều rộng lớp gỗ dêp
5.1.2.4. Thanh kê phải đặt đầu hướng về phía quạt gió
5.1.2.5. khoảng cách giữa các khối gỗ 200 - 300
5.1.2.6. Cách trần 800mm
5.1.3. Kiểm tra kỹ thuật
5.1.3.1. Xem xét sai sót có thể xảy ra
5.1.3.1.1. Thanh kê dư thừa,các vật liệu không nằm trong các chi cần phải sấy như đồ dùng của công nhân khăn lau ,khẩu trang,áo,mũ nón … .
5.1.3.2. kiểm tra lần nữa tình trạng các thiết bị
5.1.3.2.1. Vale hơi,Vale nước hồi,Quạt gió,Nhiệt kế,Aùp kế …
5.1.4. Khởi động lò sấy
5.1.4.1. + Đóng cầu dao điện cho động cơ chạy thuận chiều theo chiều kim đồng hồ ( Cầu dao 2 chiều ở tủ điện ) + Bấm tuần tự các công tắc của động cơ để khởi động quạt gió + Mở vale hơi chính vào lò sấy + Mở vale hơi vào giàn nhiệt ( Clorifer ) + Kiểm tra nhiệt độ bằng cách thông qua đồng hồ áp kế + Khống chế áp lực hơi vào giàn nhiệt P = 1 kg/cm2
5.1.5. Diều tiết quá trình sấy
5.1.5.1. Giai đoạn làm nóng
5.1.5.1.1. Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độcủa gỗ trước khi sấy từ to = 30oc lên đến nhiệt độ sấy to = 50 – 60oc trong khoảng thời gian nhất định ( Khoảng 2 thiếng đồng hồ /1cmbề mặt ván ).Để làm nóng gỗ – Không làm khô gỗ. Ở giai đoạn này ta cần có một môi trường sấy rất ẩm ( Y = 100% ),do đó cần phải phun ẩm một cách liên tục với áp suất hơi P = 0.5 – 1 kg/cm2 trong thời gian làm nóng gỗ
5.1.5.2. Giai đoạn hấp gỗ
5.1.5.2.1. Giai đoạn này chỉ thực hiện đối với một số loại gỗ khó sấy: Gỗ tươi ướt có hàm lượng ẩm ban đầu quá cao và gỗ sấy có kích thước lớn thay thế cho khâu luộc gỗ ỏ nhiều cơ sở sản xuất thường làm Yêu cầu chủ yéu của giai đoạn nàylà tiếp tục duy trì tình trạng ẩm của môi trường sấy ở mức gần như bão hòa hơi nước trong một thời gian thích hợp tùy theo bề dày vabs gỗ sấy ( Theo quy trình sấy ).Để làm được việc này ta sẽ phun ẩm định kỳ PÂĐK ( 4 giờ phun 2 giờ .6 giờ phun 2 giờ .10 giờ phun 2 giờ .
5.1.5.3. Giai đoạn sấy 1 : Còn gọi là ssấy đầu – Sấy đẳng tốc
5.1.5.3.1. Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian đủ để cho độ ẩm của gỗ sấy rút xuống gần đến điểm bão hòa thớ gỗ .Trong thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu (Wa) loại gỗvà kích thước gỗ (Theo quy trình sấy) Đổi hướng gió: Đảo hướng gió là một yếu tố quan trọng trong một quy trình sấy của tất cảc các loại gỗ được tiến hành như sau: – Tắt các động cơ của quạt gió – Cắt dòng điện thuận chiều bằng cách cúp cầu dao – Đóng cầu dao về dòng điện ngược chiều – Khi các động cơ của quạt gió ngưng hẳn thì mới bật công tắc cho quạt làm việc trở lại . Không được bật công tắc đảo chiều khi các quạt gió chưa ngưng hẳn . Trường hợp khi đảo chiều gió mà các quạt gió còn đang còn trớn mà đã chuyển công tắc ngay thì dẫn đến tình trạng: A – Nhanh hư hỏng bạc đạn B – Cánh quạt dễ bị biến dạng bởi thay đổi lực ly tâm đột ngột Khi đổi chiều gió : nhất thiết phải đóng cửa thoát ẩm lại để tránh quạt gió sẽ hút không khí ở ngoài vào lò sấy Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ sấy ổn định bằng nhiệt độ sấy ban đầu và hãm không cho lớp gỗ bề mặt khô quá nhanh để đảm bảo quá trình di chuyển ẩm từ tâm ván ra ngoài một cách liên tục và ở mức tối đa phù hợp với từng loại gỗ sấy .Theo kinh nghiệm,trong giai đoạn này vẫn phải đóng kín các cửa thoát dẫn khí
5.1.5.4. Giai đoạn xử lý giữa chừng
5.1.5.4.1. Xử lý giữa chừng chỉ thực hiện đối với các loại gỗ khó sấy ( Dễ sinh ra khuyết tật ,cong vênh ,dạn nứt trong khi sấy ,ván ,gỗ có kích thước lớn…) Để tiến hành giai đoạn này ta phải phun ẩm liên tục trong suốt thời gian xử lý giữa chừng.Thời gian xử lý giữa chừng phụ thuộc vào kích thước ván, gỗ
5.1.5.5. Giai đoạn sấy 2 : Giai đoạn sấy cuối – Sấy giảm tốc
5.1.5.5.1. Giai đoạn này biểu thị quá trình sấy mà ở đó độ ẩm của gỗ sấy giảm xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ.Ở giai đoạn này quá trình thoát ẩm sẽ khó khăn .Do vậy trong quá trình sấy bước sang giai đoạn sấy 2 sẽ tăng dần nhiệt độ sấy và đồng thời mở mở dần cửa thoát ẩm để tăng dần của môi trường sấy ( làm khô dần môi trường sấy ) hỗ trợ cho quá trình khô của gỗ ở giai đoạn cuối
5.1.6. Xử lý cuối cùng & làm nguội
5.1.6.1. Đối với các loại gỗ dễ sấy ,ván mỏng có thể không cần xử lý cuối ,còn nói chung đối với các loại gỗ khó sấy ,gỗ có kích thước lớn và gỗ có nhu cầu chất lượng cao hoặc gỗ sau khi sấy có nhu cầu gia công ngay … thì cần phải xucù tiến giai đoạn xử lý cuối trước khi làm nguội gỗ sấy .Mục đích của giai đoạn này là làm cân bằng độ ẩm và ứng suẩt trong gỗ để ổn định kích thước gỗ trong quá trình gia công SAU KHI XỬ LÝ CUỐI : – Mở cửa thoát dẫn khí ( Cửa thoát ẩm ) – Tắt nhiệt hoàn toàn – Cho quạt chạy liên tục để đẩy dần không khí nóng ra khỏi lò sấy và đưa dần không khí nguội vào lò sấy để làm nguội .Quá trình làm nguội nên tiến hành một cách từ từ và chấm dứt khi nhiệt độ giảm xuống dưới 40 độ c
5.2. Video
5.2.1. Công nghệ sấy phòng - Sấy gỗ thanh | Nông dân mua đồ
6. Nhóm 1 : điểm báo cáo 8 điểm , 29/09/2017 . nhóm 3 người vắng 1 .
6.1. Quy trình vận hành hệ thống điều hòa Chiller Watter
6.1.1. Quy trình vận hành hệ thống điều hòa Chiller Watter như sau
6.1.1.1. Chuẩn bị
6.1.1.1.1. Chạy thử không tải
6.1.1.1.2. Kiểm tra các thiết bị.
6.1.1.1.3. Kiểm tra máy nén
6.1.1.1.4. Kiểm tra bình ngưng
6.1.1.1.5. Kiểm tra bình bay hơi
6.1.1.1.6. Kiểm tra mức dầu
6.1.1.1.7. Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller
6.1.1.1.8. Kiểm tra các valve
6.1.1.2. Bước 1
6.1.1.2.1. Chuẩn bị cho hệ thống điều hòa không khí làm việc
6.1.1.3. Bước 2
6.1.1.3.1. Đưa hệ thống phụ vào trạng thái chuẩn bị làm việc.
6.1.1.4. Bước 3
6.1.1.4.1. Chuẩn bị cho các thiết bị làm việc.
6.1.1.5. Bước 4
6.1.1.5.1. Khởi động Chiller và hệ thống điều hòa không khí.
6.1.1.6. Bước 5
6.1.1.6.1. Điều khiển thiết bị lạnh.
6.1.1.7. Bước 6
6.1.1.7.1. Dừng máy
6.1.2. Một số video về vận hành hệ thống Water Chileer
6.1.2.1. Vận hành bằng tay
6.1.2.2. Cài đặt Water Chiller
6.1.2.3. Vận hành Water Chiller (Auto)
7. NHÓM 3 : báo cáo 9 điểm (29/09/2017) , nhóm 4 người vắng 1
7.1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI
7.1.1. 1. Quy định chung
7.1.2. Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, công nhân vận hành ngoài việc tuân thủ theo các quy định TCVN, quy trình quy phạm về an toàn sử dụng thiết bị áp lực và lò hơi hiện hành, còn phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, có giấy phép vận hành lò hơi và thiết bị phải được qua cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra khám nghiệm, cấp phép sử dụng.
7.1.3. 2. Quy trình vận hành hệ thống lò hơi như sau
7.1.3.1. Bước 1 : Chuẩn bị
7.1.3.1.1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, nước, dầu gas
7.1.3.1.2. Kiểm tra nhiên liệu đốt
7.1.3.1.3. Kiểm tra mức nước trong bồn nước và chất lượng nước, bộ làm mềm
7.1.3.1.4. Mở các van của đường hút và cấp gas, van trên đường hút và cấp nước, van gas mồi
7.1.3.1.5. Kiểm tra mực nước trong lò, các hệ thống đo lường, chỉ thị, cửa quan sát
7.1.3.1.6. Kiểm tra các hệ thống an toàn của lò hơi
7.1.3.1.7. Mở CB từ vị trí (OFF) sang vị trí (ON) cấp điện nguồn.
7.1.3.2. Bước 2: Vận hành bơm nước
7.1.3.2.1. Bơm nước cấp của lò hơi làm việc theo chế độ tự động do tủ điều khiển chỉ thị, bơm nước ngừng hoạt động khi mực nước trong lò hơi vừa đủ (theo quy định).
7.1.3.2.2. Việc chạy bơm nước bằng tay được thực hiện trong các trường hợp
7.1.3.2.3. Công nhân vận hành cần theo dõi tín hiệu báo sự cố và hệ thống chỉ thị mực nước để vận hành bơm nước dự phòng khi cần thiết.
7.1.3.3. Bước 3: Kiểm tra khí gas
7.1.3.3.1. Kiểm tra van cấp khí gas, kiểm tra đồng hồ áp khí gas ở áp suất thích hợp (0.5 PSI)
7.1.3.4. Bước 4: Khởi động
7.1.3.4.1. Trước khi bật nguồn, cần chuyển tất cả các swith trên các tủ điện lò hơi về vị trì off.
7.1.3.4.2. Mở công tắc chính: CB tổng từ vị trì (OFF) sang vị trí (ON), đèn báo nguồn bật sáng, các tín hiệu sự cố báo cho công nhân vận hành biết để xử lý. Lúc này: Nếu nước trong lò hơi thấp, đèn báo cạn nước sáng, còi kêu:
7.1.3.4.3. Xử lý các sự cố ban đầu bằng cách:
7.1.3.4.4. Khởi động:
7.1.3.4.5. Trong quá trình lò hơi hoạt động:
7.1.3.4.6. Cung cấp hơi cho các phân xưởng sử dụng:
7.1.3.5. Bước 5: Ngừng hoạt động
7.1.3.5.1. Xoay công tắc chính từ vị trí (ON) sang vị trí (OFF) hay về (0)
7.1.3.5.2. Cắt cầu dao điện hoặc áp tô mát ngưng cung cấp điện cho tủ điều khiển
7.1.3.5.3. Kiểm tra lại toàn bộ, vệ sinh thiết bị, ghi sổ theo dõi vận hành
7.1.3.5.4. Làm các thủ tục bàn giao ca tại chổ (theo quy định)
7.1.3.5.5. Nếu nghỉ sản xuất phải giảm áp suất hơi trong lò hơi về 0, bằng cách xả van khí trên thân lò, xả đáy kết hợp với bơm nước (tránh bơm nước lạnh quá nhiều để làm lò nhanh nguội)
7.1.3.5.6. Khi ngưng lò dài hạn, phải có kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh và biện pháp phòng chống hiện tượng ăn mòn trong, ngoài lò.
7.1.4. 3. Một số video về vận hành lò hơi
7.1.4.1. An toàn kĩ thuật vận hành lò hơi
7.1.4.2. Vận hành lò hơi ở phú quốc
8. Nhóm 2
8.1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHO LẠNH
8.1.1. Quy trình vận hành
8.1.1.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
8.1.1.1.1. Kiểm tra điện áp của lưới điện thông qua vôn kế.
8.1.1.1.2. Kiểm tra các pha điện đối với mô tơ sử dụng điện áp ba pha.
8.1.1.1.3. Kiểm tra tủ điều khiển điện để xác định tình trạng các thiết bị, khí cụ điện như bóng đèn, đồng hồ, công tắc để biết trạng thái hiện tại của thiết bị.
8.1.1.1.4. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy nén có trong cacte qua kính hiển thị mức dầu. Nếu mức dầu ở mức 3/4 kính xem dầu thì máy nén đủ dầu, nếu dưới 3/4 kính xem dầu thì phải bổ sung dầu cho máy nén trước khi khởi động máy.
8.1.1.1.5. Kiểm tra tình trạng của các van trên đường ống đến các thiết bị. Đóng, mở các van có liên quan trong quá trình chạy máy. Phải chắc chắn các van chặn nén đã mở mới được khởi động.
8.1.1.1.6. Chuyển các công tắc trên bảng điện qua vị trí tự động.
8.1.1.2. Khởi động hệ thống
8.1.1.2.1. Bật aptomat tổng của tủ điện động lực, điều khiển và của tất cả các thiết bị trong hệ thống.
8.1.1.2.2. Nhấn nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
8.1.1.2.3. Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ gây ra trường hợp quá dòng cho máy.
8.1.1.2.4. Theo dõi dòng điện máy nén, dòng điện không được quá lớn so với quy định. Nếu dòng điện quá lớn thì đóng bớt van chặn hút or giảm tải bằng tay.
8.1.1.2.5. Quan sát tình trạng bám tuyết trên thân máy nén. Tuyết không được bám trên thân máy quá nhiều, nếu tuyết bám quá nhiều thì đóng bớt van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.
8.1.1.2.6. Kiểm tra áp suất hệ thống.
8.1.1.2.7. Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống, có thể cứ 1h ghi lại 1 lần, các thông số cần ghi chép bao gồm: Áp suất hút, áp suất đẩy, áp suất dầu, nhiệt độ gas hút, nhiệt độ đẩy, nhiệt độ dầu, dòng chạy ổn định của máy,…
8.1.1.3. Dừng máy nén
8.1.1.3.1. Dừng máy bình thường
8.1.1.3.2. Dừng máy do sự cố
8.1.1.3.3. Dừng máy lâu ngày
8.1.2. Một số video clip về nguyên lý hoạt động kho lạnh
8.1.2.1. Mô phỏng hoạt động máy nén lạnh của kho lạnh công nghiệp
8.1.2.2. Nguyên Lý hoạt động của kho lạnh sử dụng Môi chất NH3